Đánh giá Chiến_tranh_Kim-Tống_(1206-1208)

Cuộc chiến này bị các sử gia triều Tống xem là một nỗi nhục cho quốc thể và đổ hết tội lỗi cho Hàn Thác Trụ. Thực lực của hai nước lúc này là ngang nhau, Tống mạnh ngang ngửa với Kim, nhưng quân Tống ra quân thiếu sự chuẩn bị kĩ lưỡng, thiếu cả sự phối hợp, nên tuy Tống thắng được vài trận đầu nhưng khi quân Kim trấn tĩnh trở lại đã lập tức phản công mạnh mẽ, tiến vào đất Tống. Lại thêm Ngô Hi ở Thiểm Tây làm phản nên tình thế của quân Tống rơi vào bất lợi. Nhưng triều Tống đã nhanh chóng dẹp được phản loạn ở Thiểm, Thục; giữ vững thế phòng ngự ở Lưỡng Hoài. Triều Kim thấy khó lòng vượt sông nên nảy ý buộc triều Tống giảng hòa, còn các tướng Tống cũng đa số ngại đối đầu lâu dài với Kim nên cũng chủ trương hòa nghị, cuối cùng cuộc chiến kết thúc với bản hòa ước Gia Định.

Kết quả trận chiến này không ảnh hưởng nhiều đến cục diện giữa hai nước. Quân Kim tuy giành ưu thế song chỉ có thể buộc triều Tống tăng tiền cống nạp, không được lợi về đất đai. Mười năm sau, Kim Tuyên Tông bị Mông Cổ xâm lược phải dời đô về Biện, sau đó thì quyết định đưa quân tiến xuống phía nam thì cuộc chiến giữa hai miền lại nổ ra một lần nữa.